Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai

Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Nhớ về ngày 20/11...Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Nhớ về ngày 20/11... EmptyTue Mar 09, 2010 12:51 pm
Ng Ngoc
Khách viếng thăm

Nhớ về ngày 20/11... Vide

Bài gửiTiêu đề: Nhớ về ngày 20/11...

Còn vắng con đò...

Thưở xa xưa nào đó còn đọng lại trong ký ức của tôi, những tháng ngày khi còn là là những cô cậu học sinh ngây ngô và khờ dại, khi chưa biết ưu tư là gì, chưa nhìn thấy được bóng nắng sân trường mang một chút gì đó gọi là lãng mạn cho lắm, ngày khai trường vẫn như là một ngày hội vui của trẻ thơ để được gặp lại thầy cô và bạn bè – những ngày thơ đó bây giờ đã đi vào huyền thoại rồi, mất hút hẵn xa tít mù khơi nào đó rồi, có chăng còn đọng lại trong mỗi con người được xuyên qua hình ảnh con cái mình – khi đem nó đi học mà tự nhớ về cho những ngày xưa của mình qua đi...
Nhớ về ngày 20/11... SAM_0255-1
Nỗi nhớ vẫn cuộn trào trong mỗi chúng ta khi hình ảnh ngày khai trường đầy lá thu rơi, ngày cuối năm âm lịch còn rộn ràng trong tiếng pháo sang xuân, hay còn mãi bâng khuâng khi những ngày cuối tháng năm chợt đến... đem cánh phượng hồng ép vào trang sách nhỏ, tặng cho ai đó để trao tình với chút gì luyến nhớ... xa lắm rồi, ngọn gió mù khơi nào đã cuốn đi tất cả rồi, chỉ còn lại mình ta nơi chốn này để nhớ về cho tháng ngày còn như là mộng mỵ và chút hồn nhiên nào đó mà cứ ngỡ chưa qua... Nhìn những cô cậu học trò hôm nay, như muốn khơi gợi lại trong tôi rất nhiều kỷ niệm khó phai mờ kia, những hình ảnh bạn bè và thầy cô như muốn níu kéo lại với thời gian, dẫn hồn tôi về với những ngày ấu thơ kia, từ những bé thơ mang cặp đi về trong những buổi chiều, đến những cô cậu cấp III (Đệ Nhị cấp) hồn nhiên trong nắng dịu ban chiều, cũng có những tà áo dài phất phơ trên những chiếc xe đạp như muốn cho tôi thấy lại những hình ảnh thơ mộng của ngày nào – hồn tôi như chết lặng đi vào trong cõi nhớ... xa lắm rồi – ngày hôm nay nhìn những hình ảnh tan trường, những bóng hình học sinh ùa ra cổng trường – cũng như thế, cũng với tà áo dài, quần xanh áo trắng, chợt nhiên nó khơi gợi lại trong tôi một nỗi bồi hồi xúc động...

- Ba – nhìn gì mà nhìn dữ vậy?

Tiếng đứa con gái của tôi ngày hôm nay cũng là một trong muôn vàn hình ảnh cô nữ sinh cấp III mà chiều nay tôi đi đón.... chợt tôi quay về với hiện tại, nhìn lên cổng trường, nhưng không phải là cánh cổng của ngôi trường có dãy lầu ba tầng như thưở nào, mà phía sau cánh cổng kia trong một khoảng sân rộng ngút ngàn những dãy nhà lầu bốn tầng sừng sửng hiện ra như cùng muốn nói: thế hệ này đâu phải như thế hệ ngày trước nữa, nhưng cũng vẫn những nét mặt hồn nhiên và ngây ngô kia hình như chưa biết cõi trần là gì, chỉ biết ngày hôm nay vào lớp – ra cổng trường chưa có chút gì để luyến nhớ.... Chiều vẫn nhẹ nhàng trôi qua, ánh nắng chợt nhạt dần, gió chiều lồng lộng trên đường về nhưng không như phố thị ngày nào của tôi, ra khỏi cổng trường vẫn những hình ảnh tung tăng đùa giỡn của những tâm hồn học trò vẫn còn mãi chút hồn nhiên – hình như cả con gái tôi hôm nay cũng thế.... vẫn còn buông lời trêu chọc bạn bè cùng lớp với nhưng câu thật ngây dại, bâng quơ, chỉ là thế và chắc hẵn những cô cậu ngày hôm nay cũng giống như “những cô cậu ngày xưa” của bọn tôi, một đời học sinh, luyến lưu nhiều kỷ niệm thật hồn nhiên.....
x
x x

Trường SaoMai – và những ngôi trường đã đi qua đời tôi ngày xưa - hình bóng của một thời chưa sao phai nhạt trong tâm trí tôi được, sao mà nó cứ hòa quyện và vương vấn mãi trong tôi, ngày hôm nay chính tôi cũng là một “người lái đò” để đưa những lữ khách qua sông, ngày hôm nay đã bao lần tôi đứng nơi bậc thềm ngôi trường để nhìn cho những cô cậu học trò tung tăng ngoài cổng trường, và cũng chính ngày hôm nay, đã biết bao nhiêu người học trò của những ngày xưa trở về thăm tôi - như ngày xưa tôi và những người bạn của tôi đã từng đến nhà thầy Thạnh, giữa khung cảnh hồn nhiên và chất chứa trong lòng mình thật nhiều cảm xúc khi những cô cậu học trò mà hôm nay đã khôn lớn, những món quà bình thường “tặng thầy” trong những ngày này của những đứa học trò từ những nơi xa như thành phố, từ các trường Đại học về thăm thầy cũ, không hiểu chính những giờ phút này – tôi buồn hay vui nữa đây, ngày xưa làm gì có ngày 20/11, làm gì có những ngày để nhớ về thầy cô, nhất là những thầy cô cũ, ngày nay với thời thế – với xã hội đang trên đà phát triển, hình ảnh người thầy đã được nhà nước phong tặng dành cho một ngày để “ghi nhớ công ơn” – cái ngày mà tất cả những người học trò từ lớp mẫu giáo đến hết cấp III, từ những con người đã trưởng thành và có địa vị trong xã hội, đến bác nông dân, anh phu quét đường... tất cả cũng dành một phút để nhớ... thật vô cùng cảm kích và nghẹn ngào biết dường bao, ngày xưa ấy chúng tôi không có lấy một ngày đặc biệt để nhớ về cho thầy cô gì, chỉ biết năm hết Tết đến, vài ba đứa chung tay nhau lại, một hộp bánh, một món quà gì đó phải nói thật tầm thường và quá giản dị đem đi biếu thầy, nhưng đó chỉ là sự tự nguyện mà thôi.... Đúng cổ nhân chúng ta đã có câu: Trọng Thầy mới được làm Thầy... Hình như ngày xưa chúng tôi chưa hiểu tại sao là trọng Thầy, chỉ biết rằng: Thầy cô là những người dạy dỗ cho chúng ta nên người mai sau mà thôi, chứ chưa ai đó đã đề cao vai trò của những người thầy – chỉ biết rằng những thầy cô là những bậc anh minh học nhiều, biết nhiều... để truyền đạt lại cho thế hệ đàn em với những cái chữ, con số, dạy dỗ cho chúng ta những điều hay của thời đại hôm nay mà thôi... đôi lúc tôi chợt nghĩ những “Ông thầy đồ” ngày xưa nào là dạy cho học trò những kinh sách của Thánh hiền, phép đối nhân xử thế, các khoa văn có tính từ chương, chứ chắc không có sự tính toán siêu cấp như bây giờ, họa chăng chỉ có các phép cộng trừ nhân chia – thuộc loại “sơ đẳng” để dạy cho con người những sự tính toan ở đời, phần nhiều là chú trọng tới các vấn đề từ chương, kinh điển theo thánh hiền, thơ văn của những bậc tiền bối, vì hình như bởi thế nên ông bà ta thường nói: Văn hay chữ tốt là như vậy.

Những ngày hôm nay – sắp sửa đến ngày 20 tháng 11, cái ngày mà mọi con người trong xã hội đều phải “tôn vinh những người thầy”, cho dẫu là không có gì, nhưng chính tôi cũng lấy đó làm niềm vinh dự cho lòng mình để phần nào được an ủi... Thầy giáo là “tháo giày”, xong buổi đứng lớp hình như mình phải tháo giày để cùng mọi người phải lam lũ, cật lực để sinh tồn, danh nghĩa của người thầy qua từng thời đại; Giáo án là “dán áo” dán lại cho những chỗ sờn vai, những chỗ còn nhiều thương tổn để rồi một ngày mai nào đó – mình cũng là một trong những “giáo chức” nhưng vẫn còn ngồi đây để “dứt cháo” mà thôi - cho dẫu là có một chút gì đó chưa xóa nhòa... thì mình cũng cảm thấy có niềm tự hào linh thiêng nào đó... Ngày xưa còn đi học, cho dù thầy già hay những thầy cô trẻ, hình như ngồi nhớ lại: chưa bao giờ dám cãi lời, cho dẫu là.... cũng không hiểu tại sao địa vị của người thầy lại có sức cuốn hút thiêng liêng nào đến thế, hình ảnh của người thầy luôn ám ảnh mãi trong tôi ngay từ nhỏ. Mới đây thôi – nhân xem cuốn phim: Gọi giấc mơ về – câu chuyện kể lại những cô cậu học trò cấp III ở một vùng hải đảo nghèo hèn, vẫn còn có những niềm vui, nỗi buồn, nhiều nét ưu tư hiện lên khuôn mặt của những “cô cậu học trò” ngày ấy sao mà thân thương và đầy cảm mến đến thế nhỉ? Đôi lúc cũng không hiểu tại sao... Thế rồi cũng “phải đến ngày ra đi” – những cô cậu học trò trong chuyện phim cũng như tôi hồi ấy vậy... vẩn lăn lộn trên dòng đời xuôi ngược để tìm cái ăn cái mặc, tìm sự sinh tồn và tìm cho mình một địa vị – cho dẫu là đang ở vào hoàn cảnh nào, câu chuyện trong phim hình như nói lên tất cả, toát lên một vẻ thực sự của những con người trong một xã hội – nghèo và giàu sang, khổ cực và lo lắng, tất cả như cùng bối rối và lẫn quẫn cho nhau để rồi tự chúng ta đi tìm cho chúng ta những lẽ sống, những con đường và những quan niệm sống, chính vì lẽ đó mà câu chuyện trong phim như muốn nhắc lại cho chúng ta thấy rằng: Cuộc đời là thế, phải bám víu lấy tất cả để bước tới – tôi không muốn diễn giải chi tiết về câu chuyện phim, nhưng nhắc lại để cho chúng ta thấy rằng: thưở học trò ngày xưa (hoặc ngay cả hôm nay) đó chính là những bậc tam cấp để chúng ta tiến thân cho ngày hôm nay vậy. Hình ảnh những người thầy, cô giáo cứ triền miên toát lên trong tôi những suy tư nhiều lắm, hình như đó là những hình ảnh mà tôi còn nhớ kể từ năm lớp 10 khi học những giờ Việt văn, thì người thầy hồi đó đã toát lên trong tôi những hình ảnh cao trọng của những con người, học thì ít, suy nghĩ hơi nhiều, hình ảnh đó mà ngày hôm nay trong các vở kịch, chuyện phim cứ nhắc đi nhắc lại làm cho con người ta nhận thấy: đó là những hình tượng cao sang thế nào! Một giấc mơ mà ngay từ thời cắp sách đến trường, tôi đã đặt hết niềm tin vào trong đó, đến bây giờ cho dù thời gian đổi thay đi nhiều lắm, nhưng những ấn tượng về cho những người thầy mà tôi đã đi qua trong đời, hầu như tôi không bao giờ quên được, ngày xưa nếu một người thầy nào đó, cô giáo nào, hoặc một bà Ma Soeur nào có ghé vào nhà tôi, thì ba mẹ tôi coi đó là những ơn phước được chiếu rọi vào trong gia đình, ba tôi ngày xưa cứ mong cho tôi là một linh mục, nhưng tôi thì chỉ thích với phong sương gió ngàn, thích lăn lộn trong cuộc sống, thế rồi tôi đã làm cho ba tôi một phần “thất vọng” nhưng tôi cảm thấy đó là lẽ tự nhiên, một cái chiều hướng mà không ai cãi lại số Trời đã định.... cuối cùng đành phải thế.

Hôm nay khi tôi ngồi ôn lại với mình cho một quãng đời mà tôi đã đi qua, thì bến nước ngày xưa có những “ông lái đò” đã già nua theo ngày tháng, bôn ba với tháng ngày chiều hôm còn nhiều bạt bẽo và phủ phàng, “ông” chỉ biết ngồi nơi bến nước ngày xưa mà ngân nga với những câu thơ buồn, nỗi buồn cho nhân thế còn nhiều cay đắng và nhiều xót xa, ánh mắt của “ông“ như vẫn còn chìm vào một cõi xa xăm nào, dưới gốc đa già, dưới dòng sông kia, con đò vẫn còn im tiếng, hình như không còn tung sóng như ngày xưa đưa khách sang sông, không còn là những chuyến đò chở nặng ân tình lướt thẳng trong cơn mưa, con đò ngày nay vẫn còn trên bến vắng một mình, còn “người lái đò” thì ngồi yên trên bến vắng khách mà nghe gió chiều vi vu như cam chịu với cõi lòng, chiều nay khi lướt qua những chuyên mục “Tương trợ” trên trang KTSM và SMDN, những người thầy, người cô giáo năm xưa còn đầy dẫy những tiếng cười, tiếng phấn viết bảng còn bay nhiều bụi phấn, nhưng hôm nay qua những hình ảnh ấy - thì những người thầy ấy đã già nua và đi vào một câu chuyện sắp sửa trở thành huyền thoại, sương chiều từ đâu bay về nghe lành lạnh, cái nắng miền trung khô cằn như muốn khô héo cả ruột gan, những cơn mưa của cái xứ khúc ruột này như đang khóc than cho những kiếp người đang suy tưởng vào những nỗi nhớ, chỉ còn mấy ngày nữa thôi, lại đến ngày “tưởng nhớ thầy cô” rồi, nhưng sao tôi bổng thấy những hình ảnh ấy cứ lần khất mãi trong tôi như thế! Thà đã là những người đã nằm xuống đôi khi còn hay hơn.... thà đã ra người thiên cổ mà đôi khi những niềm suy tư sẽ không cò ngự trị và tồn tại, một đời vàng son, một kiếp hào hùng và oanh liệt, “một thời dấu yêu” với những “chút tình ca” còn mộng mị, nhưng hôm nay ngồi nhìn lại – thầy một nơi – trò một nẻo, có nhớ mấy đi nữa cũng không hẹn ngày về để cảm tạ thầy cô một lần, xa quá, hình như với những nghìn trùng cách trở để rồi ngồi đây mà nhớ về cho thầy trong nhiều nhớ nhung, hoặc có khi: ngày 20 sắp đến, kiếm mấy ngàn bạc đi mua một nén nhang về thắp cho thầy để tưởng nhớ cho những bài học ngày xưa cũ, những bài học làm người, những bài học về cách xử thế, những bài học về nhân văn, thắp lên một nén hương lòng để nhớ về cho những lời giảng, những bài học về nhân ái, những bài học của thánh hiền về cái Tâm của con người, cái Tâm không bao giờ có tính sân si, một chữ Tâm không bao giờ có những tỵ hiềm và ganh ghét, mà một chữ Tâm ắt có trong những bài học siêu nhiên trong nhận thức của những con người đúng nghĩa, những con người mà quý thầy cô đã uốn nắn cho chúng ta hôm nay trở thành “những con người”...

Lại nữa một ngày “nhớ ơn”, lại nữa một ngày cúi đầu lạy tạ mẹ cha và thầy cô, ngày xưa thì: mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy... một cái Tết, và còn có những cái Tết linh thiêng suốt cả một đời người còn mãi rong ruỗi, có những người thầy, cô giáo vẫn còn “đợi chờ trên bến vắng” mong có được vài lữ khách qua sông – cho dẫu là bóng chiều đã được ngã màu, nhưng đâu chẳng thấy, chỉ thấy những đen tối và muộn phiền mà thôi, nét buồn trên khuôn mặt “người lái” lộ rõ dần nhưng nào ai thấy được hôm nay, ở đời thì cái Tôi và cái Tâm cứ đua nhau mà giằng xé, đua đòi và bon chen cứ mãi tiếp nối, hình như đôi khi làm cho “người lái..” phải đau lòng. Chỉ một chữ Tâm thôi, mà ít ai học được cho xong, học cả đời người để mong loại bỏ những xấu xa tỵ hiềm, nhưng không thể xong mãi được, người lái đò còn ngồi một mình trên bến vắng mà lòng buồn vô hạn, nỗi buồn còn xót xa...
Nhớ về ngày 20/11... IMG_0500
Ngày hôm nay khi sắp sửa đến ngày 20/11 lần thứ mấy mươi rồi, trên cõi đời này mấy ai còn nhớ về cho những “người lái…” và những “con đò của ngày xưa” ? cho dẫu là một lần còn quay về nơi bến nước năm xưa để cho những người lái và con đò khỏi đợi chờ trong muộn phiền, chúng ta đừng nên nói nhiều mà hãy cần làm nhiều hơn, hành động nhiều hơn nói, những người lái ngày xưa vẫn còn chờ đợi một chút gì an ủi – cho dẫu là muộn màng, thế có còn hơn không! Bến nước chiều nay vắng lặng và buồn thảm, cây đa già không còn theo ngọn gió lùa mà chỉ đứng lặng trông, ánh nắng chiều mờ nhạt dần để cất bước vào đêm tối, người lái vẫn chưa về nhưng con đường xưa vẫn còn chờ đợi – “người lái đò” hay chỉ là một “cô gái đưa thuyền” mắt còn nhìn về cõi xa xăm nào như đang mơ hồ về cho một tháng ngày thưở còn son trẻ, cái thời gian còn nhiều hy vọng…
Nhớ về ngày 20/11... IMG00650
Ngày hôm nay, chính tôi cũng đã quá nữa đời người trong cõi nhân sinh này, chính tôi bây giờ cũng là một trong muôn vàn “người đưa đò” – nhưng những “ông lái đò” của thưở vàng son nào đó bây giờ cũng đã không còn hay đi về cõi xa xăm nào đó. Trong Tập san Hồn thiêng SaoMai mới chào đời ngày nào, hình ảnh “cô lái đò” Bích Thuận đã gợi trong tôi rất nhiều cảm xúc, cũng trong Tập san này, những “ông lái đò” hầu như bây giờ đã lọm khọm để rong ruỗi cho những buổi chiều về chưa tắt nắng, có những người ra đi còn để lại con đò, có những người còn lại ngồi đó mà còn mãi ngắm một dòng sông, dòng sông gió vẫn thổi nhưng những ngọn sóng lăn tăn không muốn còn vỗ vào mạn thuyền cô đơn ấy… thật não nùng thay, đau đớn thay cho một kiếp đưa đò, ngày xưa con thuyền ấy chở rất nhiều mộng mỵ cho những lữ khách mỗi lần qua sông, con đò ấy còn là những con thuyền đầy ắp những ước mơ, khi ước mơ đã thành tựu thì trên bến này đã vắng lặng không còn những tiếng xôn xao, mà bây giờ chỉ còn là trong gió thoảng, của mây bay, của gió ngàn trùng khơi mà thôi….

SaoMai của tôi và những con người ngày xưa còn chất chứa những dấu yêu, SaoMai của những con người ra đi nhưng chưa có lần trở lại vẫn mãi còn in bóng trong ngậm ngùi của thời gian, SaoMai còn đó những nỗi buồn, còn đó những điều chất chứa – trong tôi và còn có những con người thầm lặng như chính tôi ngày hôm nay khi sắp sửa đến ngày 20/11. Ở nơi cái chốn mù khơi ngút ngàn này, tôi và vài người bạn đã âm thầm cùng nhau bên những chén tình sầu thật vô vọng khi nhớ về cho những “người lái đò” năm xưa, mà bến nước bây giờ chỉ còn là trong ký ức mà thôi, đứa nào cũng như đứa nấy, thằng nào cũng thế - hôm nay còn ngồi đây và phải nuốt những nỗi niềm vô vọng chào thua, nhớ - nhớ lắm nhưng không biết làm sao hơn được; nhớ nhung về cho “người lái đò” đã già nua còn ngồi im lặng một mình trên bến vắng thưở nào – tội nghiệp quá cho “mấy ông lái đò của ngày xưa”, đứa nào đứa nấy chỉ còn biết nhìn nhau mà buồn, ngồi nơi đây mà lòng mình nghe rạo rực của một thời vàng son, nghe cay đắng cho hiện tại vẫn còn có những sân si và tham vọng… cái Tôi và những cái bản ngã vì còn qúa lớn, lớn hơn những trời mây bao la kia, nhưng những áng mây kia đã làm kiếp lang thang ở chốn nào rồi! Thật – một kiếp phủ phàng cho cả người đưa đò và những lữ khách của hôm nay…

Ngày hôm nay – còn lại tôi và vài người bạn không cùng trường ngày xưa, nhưng nơi chốn đèo heo gió ngàn này, bọn nó cũng như tôi mà thôi, tuy hiện tại không cùng nghề như tôi, nhưng những người bạn của tôi vẫn có những nỗi buồn nhân thế như chính tôi vậy, mỗi con người hôm nay lại có những nỗi niềm riêng tư, những trăn trở, nhưng không biết làm sao hơn, có thể nói đây là những con người không sân si, không ái ố, nhưng còn có một bản ngã hèn mọn để rồi trong đó có được những tấm lòng son sắt, cuộc sống là thế, đến hôm nay thì ai nấy cũng đã hiểu: cái tình, cái lý, và ngay cả cái Tôi cũng luôn ngự trị trong mỗi người, nhưng chúng ta cần biết chế ngự nó một cách thỏa đáng, một cách chân tình, để rồi thấy được những triết lý nhân sinh hiện hữu… Bên những chén tình sầu vô vọng hôm nay, bọn nó không ồn ào, không ba hoa, nhưng không nói gì, chỉ biết nhìn nhau mà đọc lên trong tư tưởng của nhau những thâm tình cố lũy, đây mới chính là những con người…. Hôm nay khác với những lần họp mặt, không mâm cao cỗ đầy, khác với những tiếng nhạc ồn ào, mà hôm nay hòa lẫn với những chén tình sầu vô vọng, trong bốn con người chất phát nơi chốn này lại có những nỗi niềm riêng tư, người thì nhớ về cho con đò và dòng sông – người thì nhớ về cho những cuộc tình ngây dại – người thì viễn vông nơi cõi xa xăm nào đó nhớ về cho một người mẹ, còn người nữa thì nhớ về cho một tháng ngày tung hòanh trên những chiến trường máu lửa… một cuộc đời, với những hình ảnh trong cõi sống còn sót lại này, tất cả để mà hồi tưởng, tất cả để nhớ nhung, nhưng hình như tất cả cũng đã đi vào một huyền thoại xa xưa nào rồi? Xa quá, mộng mỵ quá, tiếc thương về cho một đời, một đời người của những rừng cây, của những hồi ức mà hôm nay ngồi đây để mà nhớ… Đôi lúc cũng không hiểu được “nhớ để làm chi?” – nhưng trong cái chi chi đó mỗi tâm hồn còn có một hy vọng… niểm hy vọng cho dẫu là mong manh, nhưng vẫn chờ, như chờ đợi cho những hồi tưởng trong kỷ niệm xa xăm ấy… Mỗi tâm hồn đều mang một vẻ, một sắc màu riêng biệt – không hiểu những chuyện tình kia, những bà mẹ nào đó, và ngay cả đời trai trẻ trong lửa khói mịt mù xa tít nào đó - có như chính cõi lòng tôi trong hôm nay? Giờ này còn ngồi đây mà nhớ về cho “một ngôi trường, người lái đò, và cô gái chèo thuyền, hoặc cả những người con gái của một thời xa xăm nào” hình như cũng hơi huyền ảo và vô vọng quá, nhưng với chính tôi: trong cái huyền ảo và vô vọng này – chính tôi cũng còn tìm thấy trong những giấc mơ – một đời đi học cách làm người, làm một con người đúng nghĩa.
Nhớ về ngày 20/11... SAM_0263
Không biết ngày 20/11 sắp tới, tôi còn phải đi thăm cho những “người lái đò” nào hay còn nhìn lại cho những “cô gái chèo thuyền” năm xưa, hoặc có tìm về cho những người bạn thân, những nàng con gái ngây ngô vẫn còn thướt tha với những tà áo trinh nguyên nào đó hay không? Nhưng với tôi những ngày này, cho cả những ngày mai kia nữa – chắc tôi vẫn phải đi tìm, vẫn còn tha phương đây đó để mong tìm lại được “người lái đò và cô chèo…” còn ngồi trên bến vắng cô đơn, dưới gốc đa già cằn cỗi – cho dẫu là bóng hòang hôn đã buông lơi, nhưng rồi một lúc nào đó tôi sẽ còn tìm lại được, để cho người lái và cô chèo khỏi phải ngậm ngùi trong cô đơn riêng lẻ, bởi vì bến vắng ngày xưa ấy – bao giờ cũng mong những người lữ khách sẽ còn quay trở về…

Mùa tưởng nhớ thầy cô lần thứ 27
NguyenNgocHai






Nhớ về ngày 20/11... EmptyThu Mar 27, 2014 3:49 pm
thuongnb

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 27/03/2014

Nhớ về ngày 20/11... Vide

Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ về ngày 20/11...

em da hoc o day,khong biet phai thay da chu nhiem em khong nua.nhin hinh dang rat giong.em Nguyen Ba Thuong,em hoc khi con la tieu hoc Xuan Hoa.






Thanks cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Nhớ về ngày 20/11...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai :: Giới thiệu về trường :: Giai đoạn xây dựng & Phát triển-
Copyright © 2010 - 2011, HH Pro. All rights reserved.
Founded by Mr.T
Designed by Mr.T. Developed by HH's School.
 
Powered by phpBB2 - GNU General Public License
Copyright © phpBB Group. Host in France. Support by Forumotion

Xem tốt nhất ở độ phân giải 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất