Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai

Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Bài viết Hòa Hiệp nhớ về tháng ngày của SaoMai...Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bài viết  Hòa Hiệp nhớ về tháng ngày của SaoMai... EmptyTue Mar 09, 2010 11:41 am
Ng Ngoc
Khách viếng thăm

Bài viết  Hòa Hiệp nhớ về tháng ngày của SaoMai... Vide

Bài gửiTiêu đề: Bài viết Hòa Hiệp nhớ về tháng ngày của SaoMai...

Một chút Hòa Hiệp để nhớ về cho Sao Mai ngày ấy

Trường Tiểu học Hòa Hiệp…
Một ngôi trường được thai nghén hai lần từ trường PTCS Xuân Hòa, rồi đến Tiểu học Xuân Hòa, cho đến hôm nay là ngôi trường Hòa Hiệp, một mái trường cũng chất chứa nhiều kỷ niệm trong tôi của thời gian còn lại này…

Ngày ấy khi mới bước chân vào trường, trên “bục giảng” đầu đời, tôi đã đem hết tâm trí, khả năng để “thuyết trình” với những bài luận văn với đám học trò nhỏ dại kia, tội nghiệp – khi tôi đọc lên những câu văn của một chủ đề nào đó… Từ những học sinh thuộc loại giỏi khá đến những thằng học trò quậy nhất lớp – nó ngồi chống tay trên bàn hả mỏ ra mà nghe lời văn của tôi; bài văn chỉ vỏn vẹn với những vấn đề tả cảnh, tả con vật, tường thuật….và cũng có khi là văn nghị luận, nhưng hình như mỗi khi đến giờ luận văn thì chúng nó lại thích, tôi giảng bài không sách, không giấy, trong đầu – ý nghĩ cứ tuôn trào – tuôn trào, đôi lúc nói chưa kịp thì nó lại cứ tuôn ra, tôi phải nói nhanh hơn, nói diễn cảm, và nói trong say đắm, trên một vẻ mặt có vẻ già nua đi của một người thầy….

Tháng ngày từ Trường Xuân Hòa, trở về mái trường Hòa Hiệp, ở đâu cũng là những ngôi trường – ước mơ lớn nhất trong đời tôi là “được làm thầy”, để bắt chước quý thầy cô năm xưa, nguyện một lòng đem hết khả năng và tâm trí của mình truyền đạt lại cho thế hệ đàn em với những vốn liếng gì mình được học, được tôi luyện, tôi như là một diễn viên kịch, như là một thuyết trình viên trong những giờ dạy, từng cử chỉ, từng hành động và từng thái độ, phong cách của một người thầy khi lên lớp, giống như ngày xưa giờ Triết của thầy Triệu, giờ Anh của thầy Hiền, giờ Vạn vật của thầy Bê, giờ Công dân của thầy Vinh vậy… học trò bọn tôi ngày xưa, khi chưa biết hẹn hò, khi chưa biết trao duyên bằng những ánh mắt, tôi nhận thấy hình ảnh của những người thầy, ngoài các Soeur ra thì hình ảnh người thầy đầu tiên trong đời tôi là thầy Võ Đức Thạnh, phải nói một người thầy đã hình như đem hết tâm huyết của mình để hướng dẫn cho học trò trong những bài văn, bài toán, tôi còn nhớ hồi lớp nhì và lớp nhất, thầy đã dạy cho chúng tôi rất kỹ về môn Việt văn, nhất là sự cấu trúc từ cơ bản đến chi tiết của một bài luận… cho đến khi lên Trung học; rồi thầy Trần Tế, thầy Ngãi, thầy Triệu đã cũng hết tình tâm huyết cho đám học trò như tôi với những môn học, hình như trời sinh ra tôi để có duyên với môn Văn! từ Tiểu học lên đến Trung học, cho dù ở trường nào, tôi vẫn thích nhất là môn Văn, có thể nói: Văn chương – văn học là lẽ sống của đời tôi từ dạo ấy… Khi được vinh dự làm thầy tại một ngôi trường ở miền quê này, tôi cũng thế, khi đứng lớp giảng bài, tôi nhớ rõ về phong cách của quý thầy cũ ngày xưa mà tôi đã được học, hình ảnh mà từ hồi Đệ nhị cấp tôi đã hằng mơ ước cho mai sau…

Cuộc đời cứ trôi qua đi với những thăng trầm, gập ghềnh trong cuộc sống – thế rồi tôi cũng được Trời cho: làm ông thầy giáo, sống một phong cách của thầy giáo… Hôm nay, tôi đang còn dưới bóng Trường Hòa Hiệp với những tháng ngày còn lại, nhìn đám học trò ngây dại, đôi khi nhớ về cho một thưở nào, đến nay đã đi vào một huyền thoại, ngày hôm nay cho dẫu huyền thoại đó có dần dà trôi đi một cách vô tình mà không biết mình có quên lãng hay không? Thế là ước nguyện của tôi trong đời đã thành một hiện thực, thường đôi khi có ai đó hỏi tôi làm nghề gì? Tôi chợt mông lung nói đùa: nghề đi chơi với con nít… người kia trố mắt ngạc nhiên, có đôi khi tôi phải giải thích… Nhưng đằng sau cái giải thích đó, như có chất chứa gì một niềm suy tư của tôi, được làm thầy giáo, được dạy học trò với hết khả năng và tâm huyết của mình, tôi không còn suy nghĩ gì, đêm về cứ ngồi vào những trang giáo án, những kế hoạch, những chương trình và cả những hoạt động của nhà trường, có đôi khi trong đám học trò ngây dại kia, có những đứa đáng thương lắm, làm thầy chỉ có một, làm học trò thì hàng trăm, trong con số trăm đó sẽ có trăm hòan cảnh khác nhau, có hòan cảnh thật éo le, có hòan cảnh thật khốn khổ, có những hòan cảnh thật thương tâm…. Nhiều lúc nhìn lũ học trò ngồi ngây người trong lớp nghe tôi giảng bài, đôi mắt chúng chứa đựng nhiều ngây thơ đến thế, nhiều vô tư và hồn nhiên đến thế…

Chợt tôi thầm nghĩ: ngày xưa tôi cũng là một cậu học trò bé bỏng, một cậu học trò cũng vô tư, cũng hồn nhiên… nhất là khi đêm về, ngồi lặng thầm bên ly café với những trang sách, hình ảnh thầy cô cũ ngày nào của tôi lại hiện về, tôi “ngưng” lại tất cả, nhìn vào màn đêm để tưởng nhớ, ôn lại với những tháng ngày chính tôi cũng như mấy đứa học trò tội nghiệp kia, ngày xưa đi học tôi cũng còn được bữa cơm canh… nhưng hôm nay trong đám học trò của tôi ngồi trong lớp mà cái bụng phải đói vì nhà nghèo… đôi lúc tôi vô tình quá đỗi, một sự vô tình quá độ làm mất đi cái chất Sư phạm của mình là không hiểu được hòan cảnh của đám học trò mình, có bữa có đứa phải ngủ gục trong lớp vì mệt… tôi đành nhờ học trò đi ra ngoài mua cho nó một ổ bánh mì đem vào lớp cho nó để buổi học bình thường lặng lẽ trôi đi….

Từ bóng dáng SaoMai ngày xưa đến bây giờ dưới cái bóng thân thương của ngôi trường Hòa Hiệp này, lòng tôi cứ hòa quyện trong tim những trách nhiệm và bổn phận của một đời người, lần lượt – lần lượt trôi đi không hơn không kém, cũng phấn trắng bảng đen, cũng những cây thước gỗ, cũng vẫn những giáo trình bên cạnh trang giáo án với tất cả một lòng tâm huyết… Ngày xưa tôi và đám học trò đã lần lượt ra đi khi thầy đã giảng xong bài học, thì hôm nay cũng vậy, sau những lần phát bài, những học trò của tôi cũng lần lượt ra đi… giờ đây có đứa còn ở Đại học, có đứa đi nước ngoài, cũng có đứa đã bôn ba tha phương đây đó, tệ hại hơn lại có những đứa phải “ngồi bóc lịch”, nhưng thương tâm hơn khi chính tôi có đôi lần đã đi đến nhà học trò để “phúng điếu” cho một đời lá xanh rụng xuống – lá vàng còn trên cây… Cuộc sống bỗng vô tình nhưng sao mà nghiệt ngã và đắng cay đến thế, một đời làm thầy, một đời thành đạt được ước mơ nhưng trong tôi vẫn còn chút thổn thức của dư âm ngày nào nghĩ về trường xưa thầy cũ… Hồi còn học lớp 10, ông thầy Việt văn của tôi trong khi dạy về một tác phẩm văn học, tôi còn nhớ thầy đã có nói:

- Không phải một bài luận văn nào, chúng ta cứ diễn giải lôi thôi, dài dòng, mà chúng ta cần chú ý tóm gọn chỉ có vài chữ mà ý nghĩa đầy đủ, chẳng hạn như hôm nay, trong tác phẩm Dì Mơ, tác giả đã nói: Lại một Dì Mơ, - người con gái trong tác phẩm không phải là tên Mơ, nhưng với cái thời phong kiến đó, tập tục đó, đã có một người con gái trẻ tên Mơ sống một cuộc đời khổ đau như thế nào, rồi cũng như bao nhiêu người con gái trẻ khác, cũng lần lượt đi vào con đường ấy. Ai cũng như ai, cũng là những Dì Mơ cả …..

Một câu nói trong lời giảng của thầy – vì yêu thích môn Văn, nên hôm nay tôi vẫn còn nhớ, (thầy này không biết giờ này đã về đâu…) thế là những người thầy, người cô đã lần lượt đi qua trong cuộc đời của tôi, để lại trong tôi bao nhiêu là tiềm thức của một đứa học trò như bao nhiêu thế hệ học trò khác, một đời người, một kiếp nhân sinh….

Hình ảnh của người thầy mà tôi được “nhập vai” ngày hôm nay, là phiên bản của những người thầy đã đi qua cuộc đời của tôi, hai ngôi trường kỷ niệm nhất của tôi, lưu luyên nhất của tôi để rồi ngày hôm nay, tôi lại là một người thầy – lại một thầy giáo – cũng giống như ngày xưa cũng: Lại một Dì Mơ… hai khía cạnh cuộc đời của một triết lý sống, cái triết lý của một nghệ thuật vĩnh hằng mà mỗi con người đều phải có nhận thức,

Nếu hậu thế có hiểu biết về Đạo Đức kinh nhiều bao nhiêu thì những gì họ có được về người được quy cho là tác giả, cho tới nay, ngoài sự đồng thuận rằng: danh xưng Lão Tử chỉ có nghĩa là “Ông thầy già”, không một ai dám trả lời dứt khoát về thân phận của Lão Tử cũng như tác giả chân chính và thời điểm xuất hiện của cuốn sách ấy….

Thuở còn là quan Thủ thư tại kinh đô nhà Chu, gặp Khổng Tử đến tìm mình và hỏi về Lễ - Lão Tử nói rằng: “Lời nói của Ông là lời của những kẻ nay đã xương tàn cốt lụi, người quân tử đắc thời thì đi xe, không đắc thời thì tay vịn nón lá mà đi chân. Ta nghe rằng: kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì, người quân tử đức hạnh, dung mạo dường như kẻ ngu. Họ khác với cái kiêu khí và đa dục của ông, thái sắc và dâm chí ấy không ích gì cho thân ông cả. Tôi sở dĩ bảo cho ông biết bấy nhiêu thôi…

Phải! chính ông thầy Lão Tữ kia, cho đến những ông thầy của mình ngày xưa, đến bây giờ hôm nay mình cũng là một ông thầy, ba hình ảnh, ba cuộc đời của ba thế hệ, có khác nhau và giống nhau. Khi Khổng Tử có nói với đệ tử của mình:

Chim – ta biết nó bay như thế nào; Cá – ta biết nó lội làm sao; thú – ta biết nó chạy như thế nào; thú chạy thì ta có lưới bắt nó; cá lội thì ta có dây câu ví nó; chim bay thì ta có bẫy gài nó… Chí như con Rồng thì ta không biết nó theo gió mà bay liệng như thế nào… Nay ta thấy Lão Tử như con Rồng…

Thế đấy, từ ngàn xưa Khổng Tử; Lão Tử; Mạnh Tử; cả đến Vua Nghiêu Thuấn… đến hôm nào từ các thầy cô của trường cũ: thầy Vinh, thầy Triệu, thầy Hiền, thầy Ngọc, thầy Ngãi, thầy Tế, và quý thầy cũ của tôi…. Hôm nay chính tôi cũng là một người thầy – và sắp sửa được mang danh “Ông thầy già…” - chợt nhiên mình tự nhủ: kiếp nào rồi cũng thế ấy, vẫn lời dạy đạo đức của thánh hiền, vẫn những phong cách của kiếp làm người, làm người đúng nghĩa… khó quá phải không cuộc đời…

Ngày xưa – cũng những người thầy – ngày nay cũng với những người thầy, rồi những người thầy cứ tiếp nối tạo hóa xoay vần, những thế hệ lần lượt cũng xoay vần, cuộc đời là những con thoi, con người tôi hôm nay ngồi đây để nhớ về cho một kiếp làm thầy, cái kiếp này chỉ là phiên bản được sao chép từ muôn kiếp trước, vẫn phong cách, vẫn những thái độ… nhưng có khác là những lời giảng và sự tâm huyết của mỗi con người khi đứng vào vai trò nhân thế kia…. Sao Mai ngày xưa; Hòa Hiệp hôm nay, hai hình ảnh đa đoan như người con gái mang tên Dì Mơ của ngày nào trên một bục giảng, hình ảnh của những giờ Việt văn, hình ảnh của những người thầy, đến hôm nay - trời ơi; chính tôi cũng đã nhập vai vào cái phiên bản bất hủ ấy, hình ảnh ấy cũng là một ước mơ đã đi qua đời… cuộc đời của những người thầy, vẫn muôn thuở với những viên phấn đang lướt thời gian trên những bảng đen, của những dấu hằn còn in bóng, của những mái tóc điểm sương chiều rồi cũng lần lượt đi vào bóng ngã cuộc đường trần…

Thầy ơi, cô giáo ơi, đến hôm nay – con vẫn còn nhớ…..

Rừng Lá -Xuân Hòa, những ngày đầu năm học 2009-2010
Người con của Lò luyện thép Sao Mai – NguyenNgocHai
[img][/img]






Thanks cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Bài viết Hòa Hiệp nhớ về tháng ngày của SaoMai...

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Trường Tiểu học Hòa Hiệp - Xuân Lộc - Đồng Nai :: Giới thiệu về trường :: Giai đoạn xây dựng & Phát triển-
Copyright © 2010 - 2011, HH Pro. All rights reserved.
Founded by Mr.T
Designed by Mr.T. Developed by HH's School.
 
Powered by phpBB2 - GNU General Public License
Copyright © phpBB Group. Host in France. Support by Forumotion

Xem tốt nhất ở độ phân giải 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất